Quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Ngày 28/5/2022, Chính phủ đã ban hành nghị định số 35/2022/NĐ-CP Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế đã quy định chi tiết và cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (sau đây gọi là Ban Quản lý). Từ đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; và việc chấp hành quy định của pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế  đối với Ban Quản lý là vấn đề hết sức phức tạp và nan giải.

Khi nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, các khu công nghiệp được quy hoạch với quy mô ngày càng lớn hơn về diện tích, loại hình đa dạng, phức tạp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cũng từ đó tăng lên theo thời gian là thách thức đối với Ban Quản lý trong công tác quản lý việc chấp hành các quy định pháp luật trên các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, lao động, doanh nghiệp, môi trường.

Việc quản lý việc chấp hành các quy định trên 04 lĩnh vực trên phần nào giảm thiểu những rủi ro, tác hại, hậu quả trong quá trình doanh hoạt động, mang lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, các doanh nghiệp lân cận và cộng đồng xã hội nơi có doanh nghiệp hoạt động.

Từ đó, để giải quyết được quản lý việc chấp hành các quy định pháp luật trên 04 lĩnh vực của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, Ban quản lý cần thu thập các giấy tờ thuộc 04 lĩnh vực của các doanh nghiệp, thống kê những thiếu sót, có văn bản nhắc nhở yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện. Cập nhật các thay đổi của chính sách pháp luật nhà nước và phổ biến trực tiếp đến từng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin để thống kê, phân tích thông tin về các hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là công cụ hỗ trợ giúp Lãnh đạo Ban Quản lý, UBND tình (thành phố) ra quyết định được chính xác hơn, chuyên nghiệp hơn.

Nắm bắt được yêu cầu đó, Mobifone Cần Thơ đã tham khảo các chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý chỉ đạo đổi ngũ cán bộ công nghệ thông tin chuyên nghiệp của Mobifone xây dựng phần mềm Quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Giới thiệu phần mềm:

  • Môi trường: Phần mềm được khởi chạy trên ứng dụng web đa nền tảng, người dùng có thể sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, … có đường truyền internet.
  • Đối tượng sử dụng: Phần mềm cung cấp cho Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế; các chủ đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp
  • Tuân thủ các quy định: Hệ thống liên thông theo mô hình quy định của chính phủ điện tử 4.0, chia sẻ dữ liệu, đạt các tiêu chuẩn về an toàn thông tin, và được cơ quan chức năng phê duyệt cấp độ an toàn và các quy định pháp luật khác.
  • Chức năng: Phần mềm với 04 chức năng chính (Ban Quản lý có thể lựa chọn chức năng để sử dụng):
1. Chức năng trao đổi văn bản:

Chức năng giống như hộp thư điện tử đang sử dụng trên thị trường như Gmail, … bổ sung thêm chức năng Tình trạng xử lý văn bản (bao gồm: đã nhận, chưa nhận, đã xử lý, không tiếp nhận) và chức năng Thống kê/báo cáo

Ưu điểm:

– Báo cáo văn bản đã nhận chưa xử lý giúp lãnh đạo ban đôn đốc phòng chuyên môn xử lý văn bản của doanh nghiệp kịp thời, đúng quy định của pháp luật tránh tình trạng “trôi thư” văn bản tiếp nhận mà không xử lý.

– Việc trao đổi văn bản giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số của quốc gia.

– Việc trao đổi văn bản trên môi trường mạng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí gửi/nhận, chi phí in ấn, chi phí lưu trữ.

2. Chức năng kho lưu trữ:

Dữ liệu được lưu trữ dưới 02 hình thức là số hóatập tin PDF đối với 04 lĩnh vực: đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng và môi trường.

Cơ chế hoạt động: Kho dữ liệu này sẽ được cập nhật xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp được khởi tạo khi triển khai khi phần mềm hoạt động và được doanh nghiệp (hoặc cán bộ chuyên môn) cập nhật khi có sự thay đổi, đảm bảo dữ liệu được “Đúng, Đủ, Sạch, Sống”.

Ưu điểm:

– Ban Quản lý có thể kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật của doanh nghiệp tại mọi thời điểm và có quyết định xử lý đối với những doanh nghiệp chưa tuân thủ, điều này sẽ mang đến lợi ích trong thời gian ngắn, có thể phân chia doanh nghiệp làm 02 nhóm, Nhóm tuân thủ và nhóm chưa tuân thủ (đối với nhóm tuân thủ sẽ có biện pháp xử lý) đảm bảo vai trò của Ban Quản lý, việc quản lý của Ban Quản lý được chặt chẽ.

– Doanh nghiệp tuân thủ sẽ được chia sẻ với các cơ quan chức năng như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Lao động thương – Xã hội, tiết kiệm được thời gian kiểm tra chuyên ngành.

– Doanh nghiệp cung cấp cho các sở ngành với dữ liệu trong kho lưu trữ, sẽ giúp doanh nghiệp trong công tác quản lý và cung cấp hồ sơ.

– Giúp cho Lãnh đạo ban quản lý truy xuất được thông tin doanh nghiệp một cách nhanh chóng; thuận lợi, đầy đủ là cơ sở giúp Ban Lãnh đạo Ban Quản lý ra quyết định.

3. Chức năng báo cáo/ thống kê/tổng hợp:

Chức năng này được lưu trữ dưới 02 hình thức là số hóa và tập tin.. Có 02 Nhóm báo cáo: báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất, Mẫu báo cáo sẽ do Ban Quản lý khởi tạo mẫu và chuyển đến tất cả các doanh nghiệp báo cáo. Doanh nghiệp hoặc cán bộ chuyên môn được phép cập nhật. Tập tin báo cáo doanh nghiệp cập nhật.

Ưu điểm:

– Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc gửi/nhận, lưu trữ báo cáo của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp.

– Ban Quản lý tiếp nhận báo cáo có tính lịch sử, hệ thống, thuận tiện, minh bạch trong công tác thống kê, tổng hợp

4. Chức năng thông báo và tuyên truyền:

Chức năng giống như chức năng trao đổi văn bản những cơ chế hoạt động một chiều từ Ban Quản lý đến tất cả các doanh nghiệp trong khu

Ưu điểm: tất cả các doanh nghiệp trong khu công nghiệp sẽ nắm bắt được các văn bản pháp luật, thông tin tuyển dụng, thuận lợi trong việc truy xuất, tìm kiếm và lưu trữ hệ thống. Đây là kênh thông tin giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và vận dụng đúng chính sách, quy định của pháp luật.

Phần mềm Quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp trong khu công nghiệp. không chỉ là một giải pháp CNTT quản lý toàn diện mà còn là công cụ thúc đẩy chuyển đổi số trong các đơn vị và doanh nghiệp, là công cụ đắc lực trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Ban Quản lý, với các chức năng đa dạng và tiện ích, phần mềm giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp, khu chế xuất, và khu kinh tế trong bối cảnh kinh tế số hóa.

MobiFone đồng hành Chuyển đổi số cùng Doanh nghiệp!

MOBIFONE THÀNH PHỐ CẦN THƠ
.
.
.